Mặt dán sứ Veneer
Veneer-laminate là những mảnh sứ, Composite hoặc nhựa được dán lên mặt ngoài của răng để tái tạo lại hình dạng và màu sắc của răng như mong muốn
Nếu trước đây, bạn đã từng nghĩ đến phục hình thẩm mỹ nhưng bạn lo lắng phải mài nhiều răng thật như khi bọc răng sứ thì Veneer sẽ phù hợp với bạn, Nha sĩ chỉ cần mài mặt ngoài của răng thật, rồi dùng kỹ thuật dán để dán veneer sứ vào mặt ngoài của răng, nhằm cải thiện thẩm mỹ.
Veneers những điều cần biết
Veneer sứ yêu cầu mài răng khá ít, Veneer sứ có thể làm với độ dày trung bình là 0.6mm. Vì mài răng ít, nên Nha sĩ có thể bảo tồn được tối đa răng thật và tủy răng, gần 100% trường hợp làm Veneer không cần phải điều trị tủy. Mức độ ê buốt của răng sau khi mài cũng ít hơn rất nhiều so với khi làm mão răng sứ
Do bảo tồn mặt trong của răng thật, nên khi làm Veneer sứ, đặc biệt nếu chỉ làm hàm trên, cảm giác ăn nhai của bạn gần như không thay đổi.
Ngoài ra, do Veneer sứ khá mỏng, nên màu sắc từ răng thật sẽ ánh ra được bên ngoài, tạo ra được màu sắc tự nhiên và giống răng thật nhất.
Veneer sứ có thể chỉnh màu răng theo bất cứ màu nào bạn mong muốn. Từ màu răng tự nhiên đến màu răng trắng sáng hoặc kết hợp theo hình dạng và màu sắc phù hợp riêng với bạn nhất.
Kỹ thuật này trước đây cũng đã từng được thực hiện nhiều lần, với vật liệu Composite (thường gọi là đắp mặt răng). Tuy nhiên Composite thường hay đổi màu sau một thời gian sử dụng nên tính thẩm mỹ và độ bền không thể so sánh được so với vật liệu kỹ thuật phục hình Veneer.
Veneer sứ đòi hỏi trình độ và tay nghề của Nha sĩ khá cao, độ chính xác cực kỳ tốt, vì vật liệu sứ chỉ dán ở mặt ngoài của răng, nên mức lưu giữ và độ bền của Veneer sứ sẽ thấp nếu không đạt được những yêu cầu của kỹ thuật đề ra. Bên cạnh đó về màu sắc và thẩm mỹ không dễ đạt được đúng như mong muốn, vì bản chất của Veneer sứ khá mỏng, dễ làm ánh màu của răng thật bên trong. Vì vậy, để làm được Veneer sứ thành công, Nha sĩ phải có tay nghề, trình độ và tính thẩm mỹ cao.
Ưu điểm của Veneers
Phục hình Veneer sứ có nhiều ưu điểm là không phải mài nhiều mô răng thật, hạn chế ê buốt và ảnh hưởng đến tủy răng tối đa, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cao.
Các hình thức phục hình thẩm mỹ Veneer tại Nha Khoa Thiên Bảo
- Răng cửa bị mẻ, vỡ thay thế miếng trám composite vùng răng cửa
- Phục hình thẩm mỹ đóng khe hở răng cửa
- Phục hình thẩm mỹ răng cửa bị thiểu sản men, răng cửa bị dị dạng
- Răng nhiễm flour, tetracycline
a. Veneers Sứ
Nha Khoa Thẩm Mỹ-Nha Khoa Thiên Bảo Thành Phố Hồ Chí Minh Sài Gòn, Nha Sĩ Huỳnh Quốc Hữu, Chuyên phục hình răng sứ thẩm mỹ, Tẩy Trắng răng, Nha Khoa thẩm mỹ, Chỉnh nha, nha khoa tổng quát
Được sử dụng để làm thay đổi hình dạng, vị trí kích thước của răng và làm giảm khoảng cách hở của kẻ răng.
b. Composite Veneers
Mặt dán bằng chất liệu composite
Nha Khoa Thẩm Mỹ-Nha Khoa Thiên Bảo Thành Phố Hồ Chí Minh Sài Gòn, Nha Sĩ Huỳnh Quốc Hữu, Chuyên phục hình răng sứ thẩm mỹ, Tẩy Trắng răng, Nha Khoa thẩm mỹ, Chỉnh nha, nha khoa tổng quát
Điểm khác nhau giữa Veneers, trám răng và mão răng
Trám răng được sử dụng khi có một lượng nhỏ cấu trúc răng cần được thay thế, như răng bị sâu nhẹ. Mão răng được chỉ định trong trường hợp răng mất hoặc những răng đã được lấy tủy cần làm mão răng để bảo vệ răng khỏi bị vỡ. Veneers sứ dùng để thay đổi bề mặt răng về màu sắc và hình dạng.
Các bước để thực hiện Veneers
Để hoàn thành Veneer đòi hỏi bệnh nhân phải đến Nha Khoa ba lần. Lần đầu để được tư vấn, lần hai tiến hành làm Veneer và lần cuối hẹn gắn Veneer.
Chuẩn đoán và kế hoạch điều trị
Lần hẹn này bạn nên trình bày với Nha Sĩ của bạn ý mong muốn kết quả đạt được sau khi hoàn tất như thế nào. Nha sĩ sẽ kiểm tra răng để chắc rằng mặt dán sứ Veneer có phù hợp hay không và thảo luận những vấn đề liên quan và những hạn chế của nó.
Chuẩn bị
Để chuẩn bị cho tiến trình làm Veneer, Nha Sĩ sẽ loại bỏ 1/2mm men răng từ bề mặt ngoài của răng, một lượng gần tương đương với độ dày của Veneer. Sau đó Nha Sĩ sẽ lấy dấu răng và gửi đến lab để tiến hành làm Veneer.
Gắn Veneer
Trước khi Veneer được gắn vĩnh viễn vào răng của bạn, Nha Sĩ tạm thời đặt Veneer lên răng để kiểm tra xem có phù hợp về màu sắc và đồng thời có thể sẽ chỉnh sửa Veneer để đạt mức độ vừa khít khi gắn. Tiếp theo, để gắn Veneer, răng của bạn sẽ được làm sạch, đánh bóng và dùng một loại xi măng đặc biệt để dán kết hợp với đèn chiếu để đảm bảo Veneer không bị sút rời theo thời gian. Bước cuối cùng là loại bỏ những xi măng dư thừa và kiểm tra khớp cắn. Nha Sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại tái khám cho Veneer vài ngày sau đó.
Veneers tồn tại bao lâu
Miếng dán thường kéo dài từ 5 đến 10 năm, sau thời gian này thì Veneer cần được thay thế.