Nha Khoa Nhi Đồng

Nha Khoa Nhi Đồng

Những dịch vụ điều trị cho răng trẻ

• Cạo vôi răng và đánh bóng
• Theo dõi thói quen và hướng dẫn vệ sinh răng.
• Kiểm tra răng định kỳ.
• Trám răng sữa.
• Điều trị nội nha răng sữa.
• Theo dõi quá trình thay Răng.
• Trám phòng ngừa Răng vĩnh viễn: trám selant mặt nhai.
• Theo dõi thói quen, hành vi cũng như chế độ ăn uống của trẻ

Một số câu hỏi thường gặp:

Chiếc răng đầu tiên của trẻ mọc khi nào?

Không thể trả lời chính xác thời điểm chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện, vì đối với mỗi trẻ khoảng thời gian mọc răng lại khác nhau.
Tuy nhiên, thông thường thì chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện ở giữa của hàm dưới vào khoảng tháng tuổi thứ 6 của trẻ. Sau đó trẻ sẽ không mọc thêm một chiếc răng nào nữa cho tới khi trẻ được trên 1 tuổi.
Khi được 2 – 2 tuổi rưỡi thì hầu như trẻ đã mọc được đủ 20 chiếc răng, chiếc răng hàm vĩnh cửu đầu tiên sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 6 tuổi.

Cách chăm sóc răng cho trẻ?

Việc chăm sóc răng cho trẻ nên được bắt đầu từ khi chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện. Tại thời điểm đó trẻ chưa thể tự đánh răng hay sử dụng bàn chải đánh răng, nhưng bạn có thể giúp trẻ vệ sinh răng miệng bằng cách dùng khăn vải mềm lau xung quanh chiếc răng mới mọc và lợi của bé sau mỗi khi ăn.
Sau đó khi trẻ từ 3 tuổi trở lên bạn hãy hướng dẫn bé cách đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng. Nên nhớ hãy mua đúng loại bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em để đảm bảo chắc chắn rằng lợi của bé không bị tổn thương. Còn với kem đánh răng bạn cần chọn loại có chứa flour dành cho trẻ em.

Nha-Khoa-Thien-Bao-Dental-Clinic-Dental-For-Kids-02

Khi nào nên đưa trẻ đi khám răng?

Theo các chuyên gia nhi khoa thì thời điểm thích hợp nhất để đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa là khi trẻ được 1 tuổi. Cũng xin nói thêm với bạn rằng việc sớm đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa sẽ giúp trẻ sớm được phát hiện những bất thường về răng miệng có thể gặp lại sau này.

Không những thế, các bác sĩ nha khoa có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống, cách vệ sinh răng miệng, sử dụng kem đánh răng… để việc vệ sinh và chăm sóc răng được hiệu quả hơn.

Giữ răng cho bé

Các bậc phụ huynh thường cho rằng răng sữa không quan trọng vì sẽ rụng và được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Suy nghĩ này không đúng vì dưới răng sữa có mầm răng vĩnh viễn phát triển liên tục và mọc theo sự hướng dẫn của răng sữa. Nếu răng sữa không được chăm sóc tốt sẽ gây sâu răng, nhiễm trùng tủy, sưng, viêm… và việc nhổ răng sữa sớm làm những răng vĩnh viễn mọc lên lộn xộn, không đúng vị trí. Vì lý do trên, các Nha sĩ thường cố gắng giữ lại răng sữa, khi trẻ đến tuổi thay răng mới nhổ hoặc phải làm một khí cụ đặc biệt để ngăn răng vĩnh viễn mọc lệch sau khi nhổ răng sữa.
Mở đầu giai đoạn răng hỗn hợp, trẻ sẽ mọc bốn răng cối (răng hàm) ở bốn góc trong cùng của hàm (từ chuyên môn gọi là răng số 6) vào khoảng 6 tuổi. Đây là những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của trẻ, đóng góp lớn nhất trong việc ăn nhai. Tuy nhiên, vì nó mọc sớm nhất và mọc ngay sát răng sữa trong cùng nên bị nhiều phụ huynh nhầm là răng sữa, dẫn đến kết quả răng số 6 không được giữ vệ sinh đầy đủ và trở thành răng thường bị mất nhất. Do đó khi trẻ được 6 tuổi, phụ huynh cần lưu ý trẻ mọc răng số 6 chưa để chăm sóc và vệ sinh răng này thật tốt.
Để giữ cho răng và nướu khỏe mạnh, trẻ cần được tập thói quen chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Phụ huynh có thể nhờ nha sĩ hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng. Nên cho trẻ ăn những thức ăn tốt cho răng và nướu (rau quả, phô mai, sữa, sữa chua), hạn chế ăn những thức ăn có hại cho răng (bánh ngọt, kẹo dẻo, nước ngọt có gas
Thời kỳ răng hỗn hợp rất quan trọng đối với trẻ vì hàm răng vĩnh viễn đang định hình. Trẻ cần được đưa đến nha sĩ khám răng định kỳ 3-6 tháng để được hướng dẫn chăm sóc răng, phát hiện răng sâu, các khả năng răng vĩnh viễn có thể mọc lệch lạc. Nếu răng vĩnh viễn mọc lên không đúng vị trí hoặc bị lệch ngoài, lệch trong (thường xảy ra ở răng cửa vĩnh viễn hàm trên), gia đình nên đưa trẻ đến nha sĩ chuyên khoa về chỉnh hình để khám và sẽ có quyết định cần thiết can thiệp chỉnh hình hay không. Một số vấn đề về răng hàm mặt có thể được xử lý dễ dàng hơn nếu như được chữa trị sớm, nhất là trong giai đoạn răng hỗn hợp.