Phục Hình Thẩm Mỹ

Phục Hình Thẩm Mỹ

Mất răng là một trong những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe răng miệng, và làm giảm đi nét đẹp trên khuôn mặt. Khi một hoặc nhiều răng bị mất đi dẫn đến những răng còn lại có khuynh hướng mọc lệch lạc.

Mất răng cũng là nguy cơ làm ảnh hưởng đến khớp cắn, làm những răng còn lại dễ bị mất, làm sâu răng, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng nha chu.

Nha Khoa thẩm mỹ là một giải pháp tối ưu cho răng mất và là một trong những hướng điều trị được nha sĩ khuyên dùng.

NhaKhoaThienBao-Aesthetic-Restoration-03

Các loại phục hình thẩm mỹ
Mão răng, cầu răng, hàm răng giả

Mão răng

Giống như một cái mũ được phủ chụp lên răng cần làm, để bảo vệ răng, thay đổi hình dạng, màu sắc, kích thước và thẩm mỹ cho răng.

Trường hợp nào cần làm mão răng

  • Răng bị sâu, mục
  • Những răng đã bị mẻ, bể hoặc bị mòn
  • Hỗ trợ làm cầu răng
  • Răng bị đổi màu nghiêm trọng hoặc hình dạng răng quá xấu
  • Phục hình mão trên Implant
  • Hoặc muốn thay đổi răng về tính thẩm mỹ

Các loại mão răng
Mão kim loại
Mão răng có thể được làm bằng kim loại, có nhiều loại kim loại được sử dụng, thông thường là hợp kim Ni-Cr, Cr-Co, Titan, hợp kim vàng (Au)

Mão sứ - Kim loại
Gồm một sườn kim loại bên trong, được phủ một lớp sứ thẫm mỹ ở mặt ngoài. Loại mão này có tính thẩm mỹ cao do nó có màu sắc, độ bóng rất giống răng thật.

Sườn kim loại bên trong có thể được làm bằng nhiều loại khác nhau như Cr-Co, Titan, hợp kim vàng

Mão sứ thẩm mỹ
Tuy mão sứ kim loại đã đạt yêu cầu thẫm mỹ khá cao nhưng vẫn còn một số khuyết điểm như có tính thấu quang chưa hoàn toàn như răng thật và phải có một lớp sứ đục để che sườn kim loại bên trong (nhất là các kim loại không quý có màu xám đen) nên có thêm loại sứ thẩm mỹ có tính thấu quang cao (trước đây thường gọi là sứ không kim loại nhưng do gần đây có sự xuất hiện của chất Ziconium là một loại kim loại có màu trắng có tính thấu quang cao và bền chắc nên danh từ sứ thẫm mỹ sẽ thích hợp hơn)

Có nhiều loại sứ thẩm mỹ, tùy từng trường hợp cụ thể mà sử dụng loại nào cho thích hợp, -Các loại sứ có sườn bằng Ziconium được thực hiện bằng kỹ thuật CAD/CAMnhư các loại sứ CERCON

NhaKhoaThienBao-Aesthetic-Restoration-04
NhaKhoaThienBao-Aesthetic-Restoration-05

Sứ không kim loại

NhaKhoaThienBao-Aesthetic-Restoration-06

Mão vàng

Ưu và khuyết điểm của các loại mão Răng

Mão vàng.

+ Ưu điểm: Sửa soạn cùi Răng để bọc mão vàng đơn giản và ít gây biến chứng nhất; vì có rất ít mô Răng bị lấy đi do mài và mô Răng lành mạnh còn lại được bảo tồn tối đa. Không như mão sứ, mão vàng không gây tình trạng mòn mặt nhai các Răng đối diện. Mão vàng cũng dễ gắn khít vào cùi Răng hơn. Vàng là 1 chất hoàn toàn không gây ảnh hưởng có hại nào cho mô nướu.

+ Khuyết điểm: không thẩm mỹ do màu ánh vàng của nó

Mão sứ toàn phần
+ Ưu điểm: mão sứ hoặc các loại nhựa được gia cố được xem là đem lại thẩm mỹ cao nhất cho phục hình và dễ dàng đắp sứ theo màu các Răng xung quanh.

+ Khuyết điểm: độ dày lớp sứ cần phải đủ dày để có thể đạt thẩm mỹ, điêù này đồng nghĩa với việc phải mài bỏ nhiều mô Răng trên Răng cần bọc mão.

Mão sứ-kim loại:
+ Ưu điểm: có thể cho màu sắc tự nhiên.

+ Khuyết điểm: do có 1 lớp kim loại làm sườn bên dưới nên nó cần phải được che bởi lớp opaque bên trên trước khi lớp sứ được đắp lên. Điều này làm cho việc đắp sứ khó đạt được độ xuyên thấu như ở Răng tự nhiên.

Các bước thực hiện mão răng
Để thực hiện và hoàn tất mão răng thường cần 2 lần hẹn, lần thứ nhất kiểm tra tư vấn răng trong lần này sẽ kết hợp lấy dấu răng, lần hẹn thứ 2 sẽ gắn răng.

Chuẩn bị răng và lấy dấu: Trước tiên Nha sĩ sẽ kiểm tra răng và có thể cần phải chụp X-ray để kiểm tra xem tủy răng còn tốt không hoặc nếu răng bị nhiễm trùng thì cần phải lấy tủy trước khi tiến hành làm mão răng. Trước khi mài răng, một vài trường hợp bệnh nhân cần phải được tiêm thuốc tê để giảm ê buốt, sau đó răng sẽ được mài hết cả mặt ngoài, mặt bên và mặt lưỡi của răng, lượng mài nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào loại chất liệu mão răng nào mà bệnh nhân đã chọn lựa. Nếu trong trường hợp răng cần bọc mão mất nhiều do mẻ hay sâu, thì Nha Sĩ sẽ tái tạo răng với chất liệu trám răng, tái tạo thành một cùi răng trước khi bọc mão bên ngoài. Sau khi mài răng thành những cùi răng hoàn chỉnh, Nha Sĩ sẽ lấy dấu răng gửi vể Lab để tiến hành làm mão. Trong thời gian chờ mão răng Nha Sĩ sẽ gắn mão tạm cho bệnh nhân để đảm bão tính thẩm mỹ.

Lần hẹn thứ 2: Nha Sĩ tháo bỏ mão tạm và gắn mão chính thức vào, sau đó sẽ kiểm tra xem mão răng có vừa khít và màu sắc có hợp lý chưa. Cuối cùng Nha Sĩ sẽ dùng một loại xi măng đặc biệt để gắn mão răng.

Cầu răng

Cầu răng được chỉ định trong trường hợp mất răng. Một cầu răng được tạo thành bằng cách dùng hai răng trụ hai bên tạo thành một cầu để gánh đỡ răng giả. Những răng giả có thể được làm từ kim loại, mão sứ, hoặc bằng vàng,… Cầu răng được hỗ trợ bởi răng tự nhiên hoặc từ cắm ghép Implant.

Ưu điểm của cầu răng:

  • Khôi phục lại nụ cười của bạn
  • Khôi phục lại khả năng nhai và nói chuyện
  • Duy trình hình dạng của khuôn mặt
  • Cân bằng đều lại lực nhai cho tất cả các răng
  • Ngăn chặn di chuyển răng.

Hàm răng giả

Hàm răng giả dùng để thay thế cho nhiều răng bị mất và các mô xung quanh. Có hai loại hàm giả, hàm giả toàn hàm và hàm giả bán hàm. Hàm giả toàn hàm được sử dụng khi tất cả các răng đều bị mất, trong khi đó hàm giả bán hàm được dùng khi vẫn còn một số răng tự nhiên.

Hàm giả toàn hàm:

Giúp thay thế toàn bộ răng mất trên cung hàm và được làm vừa khít, ôm lấy nướu và xương nâng đỡ bên dưới.

Hàm giả toàn phần được chia làm hai loại: Hàm giả toàn hàm bằng nhựa cứng và Hàm giả toàn hàm bằng nựa dẻo Biosoft.

Hàm giả có implant nâng đỡ
Cũng tương tự như hàm giả toàn hàm thông thường. Chỉ khác với hàm giả toàn hàm thông thường ở chỗ nó được gắn trên những chân răng cấy ghép (Implant), điều này giúp cho hàm giả được vững, ổn hơn trong lúc nhai

Phục hình nhiễm Tetracyline
Trong trường hợp nhiễm tetra nặng, có hai cách để làm đổi màu răng
- Veneer toàn sứ: Mài ít mô răng, dán sứ vào mặt ngoài của răng. Loại phục hình này cần chú ít khi ăn nhai do chịu lực ít.
- Mão sứ kim loại, sứ toàn phần hay sứ quý kim: đây là giải pháp tối ưu nhất

Hình ảnh trước và sau khi phục hình thẩm mỹ cầu răng, mão răng

Before

Before

After

After

Before

lien-before

After

Lien-After

Before

LUONG-_before

After

Luong-after

Before

nga-before

After

nga-after

Before

ngoc_diep-before

After

ngoc-diep-after

Before

tan-phuong-thanh-before

After

Tran-phuong-thanh-after

Các câu hỏi thường gặp

Răng nhiễm Tetracyline?

Tetracycline là một loại kháng sinh. Ngày nay còn có Doxycycline, Minocycline,… là các thuốc kháng sinh cùng nhóm với Tetracycline.

Nếu người mẹ uống các thuốc này khi đang mang thai hoặc trẻ uống các thuốc này trước 7-8 tuổi thì có thể làm răng đổi màu. Mức độ sậm màu răng tùy thuộc vào thời điểm, thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh.

Sự thay đổi màu này có thể xảy ra trên toàn bộ răng hay chỉ ở một vùng nào đó, làm răng có những dải màu khác nhau. Trong trường hợp nặng, răng còn có thể bị lỗ chỗ, khiếm khuyết, mất đi hình dạng bình thường.

Việt Nam là nước có nhiều bệnh nhân có răng đổi màu do nhiễm Tétracycline, hậu quả của những khó khăn trong thời kỳ chiến tranh khi mà người thầy thuốc không có nhiều chọn lựa chủng loại kháng sinh cho bệnh nhân.

Răng nhiễm fluo: Fluo là một chất hóa học có thể có trong tự nhiên (ví dụ trong nước giếng), vì có khả năng chống sâu răng nên thường được cho thêm vào nước máy, sữa, kem đánh răng…

Nếu phụ nữ mang thai hay trẻ em nuốt phải fluo quá nhiều từ các nguồn nói trên, răng sẽ có những vết nâu hay trắng đục. Trường hợp nặng có thể gây khiếm khuyết cấu trúc răng.

- Ngoài ra, một số bệnh lý khác của răng hay của máu cũng có thể làm thay đổi màu răng (ví dụ sinh men bất toàn, không phù hợp yếu tố Rhesus giữa mẹ và con…).

Một số trường hợp răng bị nhiễm Tetracyline:

- Răng bị nhiễm có màu vàng sậm

- Răng bị nhiễm ngã màu xám sậm

- Răng bị nhiễm ngã màu nâu, kèm thiểu sản men

- Răng bị nhiễm ngã màu xám - tím sậm, kèm thiểu sản men

Đối với những sậm màu nhẹ, ta có thể dùng phương pháp tẩy trắng , nhưng có khi răng bị nhiễm màu rất nặng hoặc có đi kèm với khuyết tật ở những men răng, lúc đó sự lựa chọn phục hình răng bằng sứ là cách lựa chọn tối ưu nhất.

Thời gian làm răng sứ trong bao lâu?

Tình trạng răng miệng, số lượng răng, vị trí răng cần phục hình cũng như chủng loại sứ mà bạn chọn lựa sẽ quyết định thời gian thực hiện phục hình sứ. Tuy nhiên, có thể dự đoán tương đối chính xác thời gian hoàn thành như sau:

Điều trị tủy răng - lấy gân máu:

1 - 3 lần đến nha khoa (3 ngày)

Răng sứ các loại: (mão, cầu răng,…)

+ Từ 1 - 4 răng : 2 - 3 ngày ( 3 - 4 lần đến nha khoa)
+ Từ 5 răng trở lên : 3 - 5 ngày (3 - 5 lần đến nha khoa)

 

Phục hình răng nhiễm Tetracycline: số răng thường làm từ 6 - 10 răng/hàm.

+ Làm một hàm (từ 6 - 12 răng) : 3 - 5 ngày.

+ Làm hai hàm (từ 12 - 24 răng): 5 - 8 ngày.

Phục hình răng sứ trên implant

Tùy trường hợp sẽ cộng thêm từ 1 - 3 ngày so với các ca điều trị thông thường.

Khi có điều trị tủy răng - lấy gân máu + phục hình, tổng thời gian điều trị có thể sẽ là:

Thời gian chữa tủy + Thời gian phục hình.

(Thông thường khi kết hợp cùng một lúc thì thời gian điều trị sẽ rút ngắn đi.)

Tuy nhiên khi lên kế hoạch làm răng, Bạn nên dự phòng từ 1 - 2 ngày, thậm chí 3 - 4 ngày đối với trường hợp làm nhiều răng để Nha sĩ có thời gian theo dõi, chỉnh sửa phục hình sau vài hôm ăn nhai.

Với trường hợp có nhổ răng, thông thường cần thời gian lành thương từ 7 - 10 ngày, bạn nên lưu ý khi lên kế hoạch điều trị.

Trong thời gian chờ lành thương, Bạn có thể nhờ Bác sĩ làm cho bạn răng tạm để có thể đi giao tiếp và không gián đoạn công việc

Sứ Cercon là gì?

Trong nha khoa không phải vật liệu nào cũng có thể cùng một lúc đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ và độ bền cho phục hình răng. Cho đến nay hai vật liệu thường được kết hợp sử dụng để làm phục hình cầu và mão răng là kim loại (để làm khung sườn bên trong giúp phục hình cứng chắc) và sứ (phủ bên ngoài để tạo thẩm mỹ).

Tuy nhiên không phải kim loại nào cũng tương hợp tốt với nướu và những yêu cầu cao hơn về thẩm mỹ, đòi hỏi vật liệu sứ phải có nhiều đặc tính quang học ưu việt hơn.

Một loại vật liệu công nghệ cao là Zirconium Oxide, với đặc tính cứng chắc và tương hợp sinh học đã được sử dụng rộng rãi trong những ngành công nghệ kỹ thuật cao và y tế

Ngày nay, vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong nha khoa nhờ công nghệ Cercon Smart Ceramics. Hệ thống Cercon Smart Ceramics được sáng chế dựa trên các tiến bộ mới nhất về công nghệ CAD/CAM cho phép sử dụng máy quét laser để chụp ảnh mẫu răng và hàm của bệnh nhân: sau đó bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên ngành, kỹ thuật viên phục hình cầu hoặc mão răng có hình dạng giải phẫu và cấu trúc tối ưu chịu được lực nhai phức tạp trong miệng, cuối cùng quy trình mài cắt tự động sẽ sản xuất nên khung sườn có độ chính xác rất cao. Khung sườn sẽ được nung ở nhiệt độ 1350oC trong vòng 6 giờ để đạt được độ cứng khoảng 900MPa (tương đương 9.177 kg/cm2) và được phủ lớp sứ Cercon Ceram Kiss có đặc tính quang học như răng tự nhiên tạo cho phục hình thẩm mỹ hoàn hảo. Công nghệ này cho phép mão răng đạt được sự khít sát đến 50,7micron.

Tính tương hợp với mô mềm trong miệng:

Cho đến nay, qua các kiểm tra về tính tương hợp sinh học của vật liệu Cercon và vật liệu Zirconia - thành phần chính tạo nên sứ Cercon và được sử dụng trên bệnh nhân hơn 20 năm, chưa tìm thấy trường hợp dị ứng nào trên bệnh nhân. Các phản ứng dị ứng thường gặp ở phục hình có kim loại được loại trừ hoàn toàn khi phục hình bằng vật liệu Cercon.

Các thuộc tính khác của sự phục hình sứ Cercon như đề kháng với sự tạo mảng bám trên bề mặt răng giúp răng luôn sạch bóng, không tương tác với các vật liệu khác trong miệng và khả năng cách ly nóng lạnh của phục hình giúp cho phục hình với Cercon tương hợp tốt hơn nữa với môi trường miệng

Thẩm mỹ và chức năng

Ngoài đặc tính cứng nhắc và tương hợp sinh học, yếu tố thẩm mỹ và khả năng duy trì chức năng ăn nhai được xem là yếu tố quyết định khi lựa chọn phục hình với sứ Cercon.

Sứ phủ Cercon Ceram Kiss có đặc tính quang học như răng tự nhiên cho vẻ đẹp sống động như răng thật.
Đặc tính này được thể hiện ở mọi điều kiện ánh sáng khác nhau.